Top 8 Ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất tại Việt Nam

Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. 

Chùa Linh Ứng

Ngôi chùa này nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, mang hình con rùa, đứng tại đây bạn sẽ dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của biển trời trong xanh và tận hưởng không khí tươi mát của gió biển. Linh Ứng Tự là một quần thể với nhiều hạng mục bao gồm: nhà tổ, tăng đường và thư viện, chánh điện, giảng đường.v.v. Chùa  được xây dựng theo phong cách hiện đại kết hợp với nét truyền thống vốn có của các ngôi chùa tại Việt Nam, mái ngói được uốn cong có hình con rồng, các cột trụ to và vững chắc được người thợ tỉa tót rất kỹ lưỡng tạo thành hình những con rồng uốn lượn một cách tinh xảo và nghệ thuật. Với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, cùng danh tiếng vang rộng khắp cả nước, nên Chùa Linh Ứng luôn khiến cho các du khách phải tò mò, muốn được ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa linh thiêng nhất của thành phố biển Đà Nẵng. Và nếu bạn sắp có một chuyến du lịch Đà Nẵng thì đừng quên đặt chân tới Linh Ứng Tự nhé!

Chùa Bái Đính

Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng… Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Các chi tiết trang chí kiến trúc mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là “đại công trường” với 500 nghệ nhân gồm nhiều tổ thợ đến từ nhiều làng nghề nổi tiếng như mộc Phú Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Ý Yên, Nam Định, thêu ren Văn Lâm… qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái ĐínhChùa Bái Đính nằm ở phía tây cố đô Hoa Lư, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một công trình  lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp… được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau. 

Chùa Hương

Chùa Hương là một địa điểm du lịch  thu hút một lượng khách vô cùng lớn vào mùa lễ hội, diễn ra vào khoảng từ Tháng Giêng đến Tháng Ba Âm lịch. Chùa Hương là một địa danh tham quan nổi tiếng tại miền Bắc, nằm từ chân núi Hương Tích lên tới đỉnh núi. Hành trình về một miền đất của Phật giáo, là một trong những nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, từ lòng thành kính của mình mà dâng lên người một lời nguyện cầu an lành, một lời phúc tai quan nạn khỏi hay chỉ đơn giản là hòa quyện vào một vùng đất thiên nhiên rừng núi. Với nét đẹp cổ kính, xưa cũ, chùa Hương lại càng tôn lên được nét linh thiêng, thần thánh của mình và trở thành điểm hẹn cầu nguyện của người dân mỗi dịp đầu năm.

Chùa Trấn Quốc

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công. Đến chùa, du khách không chỉ lễ Phật cầu kinh mà còn được đắm mình vào không gian của nghệ thuật của thiên nhiên hài hòa, thấy hồn mình tĩnh tại giữa những dấu xưa mang hồn đất Việt ngàn đời.

Chùa Một Cột

Nói đến chùa Một Cột, ngoài ý nghĩa tâm linh, không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngôi chùa này được ví như là đóa sen nghìn tuổi của thủ đô Hà Nội, như một chứng nhân lịch sử trường tồn theo những năm tháng thăng trầm của đất nước.

Chùa Hà

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình – chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà là một địa chỉ văn hóa của thủ đô bởi những giá trị lịch sử và giá trị tâm linh tiềm ẩn trong khối kiến trúc bình dị mà thâm nghiêm. Năm 1982, chùa đã được gắn biển “Di tích Cách mạng”. Ngày nay, khi đến thăm chùa Hà, chúng ta sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc được xây dựng trong một không gian thoáng đãng, ẩn mình dưới những vòm cây cổ thụ.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ được xem là ngôi chùa cổ đẹp nhất ở Huế. Chùa Thiên Mụ  hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn. Chùa Thiên Mụ không đơn thuần là chốn tâm linh mà còn là nơi vãn cảnh, từng được các triều vua xếp vào những cảnh đẹp xứ Huế. Đứng bên hàng rào thành chùa, nhìn về thượng nguồn, con sông Hương trông hùng vĩ nhưng vẫn thơ mộng vốn có. Dòng nước chia đôi bởi Hòn Chén rồi lại hợp dòng chảy lững lờ trước cổng chùa. Tóm lại, nếu một lần đến Huế mà không ghé qua chùa Thiên Mụ thì quả là một điều đáng tiếc!

Be the first to post a comment.

Add a comment