Top 8 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc

Thổ Lâu Phúc Kiến

Thổ lâu là một kiểu kiến trúc nhà của một số tộc người ở Phúc Kiến, trong đó nổi bật nhất là người ở Khánh Giá. Tòa nhà xây bằng đất nện, cấu trúc khép kín và hướng mở quay vào trong, ở giữa là khoảng trống để sinh hoạt tập thể và cúng bái. Bốn mươi sáu thổ lâu nổi tiếng ở Phúc Kiến tạo thành một trong những cảnh quan độc đáo nhất của du lịch Trung Quốc.

Cửu Trại Câu – Tứ xuyên

Cửu Trại Câu nằm ở châu tự trị của tộc người Khương, người Tạng Aba thuộc miền Tây tỉnh Tứ Xuyên. Cửu Trại Câu được hình thành trên vùng núi đá vôi trầm tích, nổi tiếng với biệt danh”thiên đường nơi hạ giới” bởi những ngọn núi tuyết phủ trắng xóa, rừng thông xanh trùng điệp, những nét văn hóa phong phú đa dạng của người Tây Tạng, hàng trăm hồ đa sắc quyến rũ và 100 hải tử ( ghềnh, thác nước) nhiều tầng đẹp như tranh vẽ… Khu bảo tồn thiên nhiên này có giá vé vào cửa đắt nhất trong số các di tích lịch sử và thắng cảnh Trung Quốc nhưng luôn đông khách du lịch bởi cảnh đẹp như chốn bồng lại không nơi nào có được.

Khúc Phụ – quê hương của Khổng Tử tại Sơn Đông, Trung Quốc

Khổng Tử mất tháng 4 năm 479 trước công nguyên, thọ 73 tuổi. Ông được mai táng tại Phúc Phụ – quê hương ông. Khổng Miếu, mộ Khổng Tử và khu nhà thờ của họ Khổng nay là một di sản thế giới do UNESCO công nhận. Khổng Miếu nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, chiều dài Nam Bắc 630m, rộng 140m. Toàn bộ có 11 dãy kiến trúc với hơn 500 gian nhà liền với sân vườn, xếp dọc trên một trục chính Nam Bắc, hai bên đối xứng nhau. Mặt chính của miếu là hướng Nam. Quy mô của nó chỉ xếp sau cụm kiến trúc cổ Cố cung Bắc Kinh được coi là mẫu mực của kiến trúc đền miếu quy mô thời cổ Trung Quốc.

Chùa Huyền Không

Chùa thuộc huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Đại Đồng 65km. Chùa Huyền Không cách mặt đất khoảng 50m, nằm trên vách núi cheo leo. Hai bên vách núi cao hơn 100m, thẳng đứng như bị dao cắt. Từ xa ngẩng đầu lên nhìn chùa sẽ thấy các điện, gác tầng tầng lớp lớp, chỉ có mấy chục chiếc cột chống đỡ cả khu chùa. 

Ngũ Nhạc Danh Sơn

Năm ngọn núi linh thiêng gắn liền với tín ngưỡng Lão Giáo ở Trung Quốc. Năm ngọn núi này trấn giữ 5 khu vực ở phía Đông Trung Quốc: Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn. Đối với du lịch Trung Quốc, Ngũ Nhạc Danh Sơn có vị thế quan trọng là những điểm đến hành hương nổi tiếng.

Tử Cấm Thành – thủ đô Bắc Kinh

Đây là hoàng cung của chế độ phong kiến trong suốt 500 năm. Quy mô to lớn, phong cảnh đẹp mắt, kiến trúc rộng lớn và bày biện sang trọng. Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh sầm uất, Tử Cấm Thành như một kì quan đẹp vĩnh hằng cùng thời gian, ghi dấu kí ức oai hùng của một thời đại vàng son huy hoàng mà hơn 24 vị hoàng đế nhà Minh và Thanh đã ngự trị suốt từ khi hoàn tất vào năm 1421 đến 1925. Tử Cấm Thành ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc. Năm 1987 UNESCO tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.

Hang đá Mạc Cao – Đôn Hoàng

Hang Mạc Cao còn được gọi là “động nghìn Phật” tọa Tây nhìn Đông. Ở đây có hơn 490 hang, 45000 m2 tranh vách đá trong hang, hơn 3000 pho tượng màu toàn thân và 5 công trình kiến trúc động thời Đường Tống. Đây được coi là ngôi nhà đá lớn nhất và có giá trị nghệ thuật cao nhất Trung Quốc. Hang Mạc Cao được công nhận là kho báu văn hóa nghệ thuật và phòng tranh Phật giáo được bảo tồn hoàn chỉnh, có nội dung phong phú , quy mô lớn và lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.

Vạn Lý Trường Thành

Tới Trung Quốc mà không tới Vạn Lý Trường Thành thì cũng như tới Paris mà không thấy tháp Eiffel hay tới New York mà bỏ qua tượng Nữ thần tự do. Vẻ đẹp có một không hai của Vạn Lý Trường Thành, công trình phòng thủ nổi tiếng thế giới được xây dựng trải dài nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Bức tường thành liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỉ 5 trước Công Nguyên cho tới thế kỉ 16. Vạn Lý Trường Thành có 3 phần cơ bản với độ dài mỗi phần khoảng 5000 km. Phần đầu của công trình được Tần Thủy Hoàng xây dựng bằng sức lực của 500 nghìn nhân công trong khi dân số toàn Trung Quốc lúc bấy giờ khoảng 20 triệu người.

Be the first to post a comment.

Add a comment