Top 17 Ngôi chùa cổ cầu duyên linh thiêng nức tiếng ở Việt Nam

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Trong ngày cuối năm, đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử ở Hà Nội và lân cận về chùa Quán Sứ để đi lễ đầu năm với mong muốn một năm mới hanh thông, may mắn đến với bản thân gia đình. Những bạn trẻ thì đến đây cầu duyên để có một năm mới không còn lận đận, có tình yêu bền chặt, gắn bó với một nửa của mình. Ngôi chùa này từng được chọn làm trụ sở trung ương của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ năm 1934. Ngoài các vị Tam thế, Phật A-di-đà, Quan Thế Âm, Đại Thế chí, và Phật Thích ca, chùa Quán Sức còn thờ vị quốc sư nổi tiếng dưới triều Lý là Nguyễn Minh Không.

Đến nay, vừa qua Lễ Phật Đản của giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn được tổ chức tại chùa với sự hỗ trợ của đông đảo tình nguyện viên, tăng ni, Phật tử và người dân Thủ đô. Mọi người đến dự lễ cầu điều may mắn và tỏ lòng thành kính của mình. Người cô đơn đến chùa thì có nhân duyên, đôi yêu nhau đến chùa cầu may mắn, gắn kết bền chặt và sớm ngày đơm hoa kết trái.

Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Ba Vàng

Nếu đã ghé qua Uông Bí thì chắc chắn bạn phải ghé thăm Chùa Ba Vàng – ngôi chùa chính điện lớn nhất Đông Nam Á. Đây là một điểm đến vô cùng hấp dẫn không chỉ cho các phật tử mà còn đối với các du khách tham quan.

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (“ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm 1676. Chùa Ba Vàng toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, mặt trước là sông, mặt sau tựa lưng vào núi, ở hai bên được bao phủ bởi rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Thiền viện Trúc lâm Yên Tử trải qua 4 lần trùng tu mang vẻ diện mạo diễm lệ, hùng vĩ như ngày nay. Vẻ ngoài mới mang đặc trưng của một ngôi chùa Bắc Bộ, bao gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên. Tương truyền nếu cùng nhau uống nước tại giếng này sẽ hạnh phúc viên mãn suốt đời, nhân duyên đẹp đẽ, thành tâm hướng thiện.

Địa chỉ: Uông Bí, Quảng Ninh

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Tọa lạc trên một ngọn đồi ở bán đảo Sơn Trà, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tựa cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú, ngôi chùa này được xem là chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong ba ngôi chùa Linh Ứng. Điểm nhấn quan trọng của chùa còn là tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam, 67m.
  
Người dân ở đây vẫn truyền tai nhau rằng từ ngày có Phật Quan Âm tạ thế ở đây đảo không còn bão, thiên tai hay những điều xui xẻo nữa, người dân an cư lạc nghiệp lắm. Thế nên, họ đều tin rằng Bà Quan Âm đều thấy, đều chứng cho những nguyện cầu và những việc thiện mà họ làm. Những bạn trẻ đến đây mong được chứng giám cho tình yêu của mình, mong cho một nhân duyên trọn vẹn sẽ nhanh chóng đến với mình. Vì sự linh thiêng ấy mà có rất nhiều bạn trẻ đến đây du lịch đều tìm đến đây chiêm bái thành tâm mong thoát ê.

Địa chỉ: Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Chùa Hà

Là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam và là điểm đến của các bạn trẻ gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên. Trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên: trai gái đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu.

Nhắc đến cầu duyên, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Hà nức tiếng đất Kinh Kỳ. Từ lâu, chùa Hà đã là một điểm đến của các bạn trẻ gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại. Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Đặc biệt là không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách.
Người dân ở đây cho rằng sợi dây tơ của những đôi nam nữ được se duyên nhờ cầu phúc tại chùa sẽ vô cùng bền chặt, gắn bó. Chính vì thế mà không ít người thích thú tìm đến ngôi chùa để tham quan, và cầu may.

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc

Trải qua 1.500 năm lịch sử, ngôi chùa nằm trong top những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam này nằm trên một hòn đảo phía Tây Nam của Tây Hồ, từng được Viện Viễn Đông Bác Cổ công nhận là công trình lịch sử thứ 10 tại Đông Dương. Đây được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ). Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính, cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mông. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu duyên. Những bạn trẻ thường tìm đến chùa để cầu duyên và may mắn cho đầu năm mới với chứng giám của Phật tổ và lòng thành kính, tín ngưỡng của bản thân.

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Bà Thiên Hậu

Một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam, còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, người Hoa gọi là Phò Miếu (miếu Đức Bà). Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất do người Hoa xây dựng. Lối kiến trúc theo hình ấn, đặc trưng của người Hoa khiến chùa không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn quy tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa.

Người đến chùa phần nhiều vì cầu mong, chiêm bái, phần ít thì vãn cảnh, nhưng ai ai cũng biết ngôi chùa linh thiêng về nhân duyên, chỉ cần thành tâm khấn bái, hành thiện tích đức thì sự cô đơn sẽ chẳng bao giờ đến bên mà sẽ chỉ còn lại hạnh phúc viên mãn.

Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Quận 5. TP.Hồ Chí Minh (TP mới Bình Dương)

Chùa Linh Ứng Bà Nà

Nằm ở độ cao gần 1.400m, trên đỉnh núi Bà Nà, ngôi chùa sở hữu bức tượng Đức Bổn Sư uy nghiêm giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi, cao 27m, thiền định trên đài sen cao 6m. 

Nếu đã đến Bà Nà chắc chắn bạn không thể bỏ qua địa điểm này rồi. Ngôi chùa vừa là nơi vãn cảnh, cũng là nơi chiêm bái cầu duyên linh thiêng nhất ở đây, được nhiều bạn trẻ tìm đến mong nhân duyên bền chặt. Nếu chuyến du lịch của bạn có ghé qua đây thì hãy thành tâm hướng vào của Phật để cầu cho mình một mối duyên như ý nếu bạn còn lẻ bóng nhé. Còn nếu bạn đã có “người ấy” thì hãy cùng nhau xin một kết quả viên mãn cho chuyện tình của hai người nhé!

Địa chỉ: Khu du lịch sinh thái Bà Nà, Núi Chúa, Đà Nẵng

Chùa Vạn Đức

Ngôi chùa này đã được công nhận là sở hữu chánh điện cao nhất Việt Nam cùng bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất Việt Nam. Tòa chánh điện cao đến 43,5m, mất hai năm với hơn 60 thợ xây để thực hiện. Ngoài giá trị về mặt tôn giáo, chùa Vạn Đức còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc đền chùa Việt.

Ngoài nổi tiếng là một điểm vãn cảnh tuyệt đẹp tại TP.Hồ Chí Minh thì người ta còn đến với Chùa Vạn Đức để chiêm bái, cầu duyên. Đôi yêu nhau thì cầu kết thúc viên mãn, vợ chồng thì cầu bền chặt, khăng khít, người cô đơn thì cầu tình yêu, thậm chí có người còn cầu tự,…tất cả đều được Đức Phật chứng giám nếu bạn thành tâm hướng thiện.

Địa chỉ: 23/4 Tô Ngọc Vân, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

Chùa Tam Thai

Được xây dựng từ năm 1930, chùa Tam Thai được xem là ngôi chùa cổ, là quốc tự và di tích Phật giáo. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Thủy Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Ngày nay, chùa vẫn còn lưu giữ tấm kim bài bút tích của vua Minh Mạng ca ngợi Phật pháp vô lượng từ bi cứu độ chúng sinh.

Với cảnh sắc tuyệt đẹp, mang màu sắc cổ trang đầy ma mị, đầy nét quyến rũ, ngôi chùa là địa điểm của nhiều bộ ảnh cưới tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi các bạn trẻ tìm đến như lời đồn rằng nhân duyên đẹp được kết nối tại đây. Mỗi năm chùa đón rất nhiều lượt khách đến vãn cảnh, chiêm bái, người xin tài, người xin lộc và cả tình duyên. Những người cô đơn đều tìm đến đây mong chứng giám với mong ước một tình yêu đẹp.

Địa chỉ: Phường Hoàng Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Chùa Láng

Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, còn có một cái tên khác là Chiêu Thiền Tự. Đây chính là nơi thờ vị thiền sư nổi tiếng đắc đạo của Phật giáo Việt Nam – Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác.

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố nên chùa Láng trở thành địa điểm gặp mặt thành tâm chiêm bái, cầu lễ của nhiều bạn trẻ cũng như người dân ở đây. Chùa rất thiêng bao nhiêu cặp đôi tìm được nhau đều ở đây, nên duyên vợ chồng nhờ thành tâm lên chùa. Hơn nữa, cảnh chùa rất đẹp, lại yên tĩnh cũng giúp bạn thư thái đầu óc, an tịnh tâm hồn sau những ngày làm việc mệt mỏi hãy để bản thân có không gian tìm đến nơi hạnh phúc.

Địa chỉ: Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Am Mị Nương-Đền Cổ Loa

Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng tương truyền để tưởng nhớ công chúa Mị Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội khi xưa. Truyền thuyết về câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Cứ thế, một đồn mười, người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu duyên và hạnh phúc gia đình. Người đổ về Am Mỵ Nương mỗi độ xuân về để mong điều may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Địa  chỉ: Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Chùa Vĩnh Nghiêm

Con đường phía trước chùa đã từng chứng kiến trận đánh cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi vào năm 1964. Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, được khánh thành năm 2003, với 7 tầng và chiều cao 14m.

Chùa có khung cảnh yên tĩnh, thanh bình là điểm vãn cảnh của nhiều du khách. Thả mình vào không gian tĩnh mịch, để lặng mình suy nghĩ, để nhìn thấy nhân duyên đẹp đẽ đang đợi mình và để bản thân biết hành thiện tích đức mới cầu được nhân duyên tốt đẹp.

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Chùa Linh Ứng Non Nước

Chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn hay chùa Ngoài, đây chính là niềm tự hào của người dân miền Trung. Năm 1997, tháp Xá Lợi được xây bên trái chùa cao đến 30m, thờ khoảng 200 pho tượng bằng đá và 40 phù điêu Phật, Bồ Tát, La Hán.

Người ta đến chùa phần nhiều là để vãn cảnh, để thả mình vào vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây, để thư thái tâm hồn sau những mệt nhọc của cuộc sống và để thấy bản thân mình không còn cô đơn. Mọi người cầu nhân duyên ở đây đều được viên mãn nếu thành tâm hướng phật, thành tâm hành thiện thì nhân duyên ắt sẽ đến với mình.

Địa chỉ: Huyền Trân Công Chúa, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm, thành lập năm 1744, là một trong những ngôi chùa “cao tuổi” nhất ở Sài Gòn. Chùa là ngôi Tổ đình danh tiếng bậc nhất, với lối kiến trúc tiêu biểu cho chùa Nam bộ, bên trong bài trí 113 pho tượng cổ và chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, tôn giáo…

Cảnh sắc tuyệt đẹp cùng với những tiếng lành về chuyện cầu nhân duyên linh thiêng ứng nghiệm là nguyên nhân hàng năm rất nhiều người dân và khách du lịch đổ về chùa để vãn cảnh và chiêm bái, cầu cho mình một mối lương duyên viên mãn.

Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Chùa Xá Lợi

Đây là ngôi chùa mở đầu cho lối kiến trúc mới của Phật giáo: trên Bái đường, dưới Giảng đường, với tháp chuông 7 tầng đặc biệt nổi tiếng. Chùa Xá Lợi, với truyền thống Phật học, còn là ngôi chùa Bắc tông duy nhất ở Việt Nam đang lưu giữ pho kinh Pali viết trên lá buôn cổ xưa nhất.

Vì quá lâu đời và cổ kính nên ai ai cũng tín, họ tin rằng đến chùa cầu xin, khấn bái sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân trong mọi việc đặc biệt là tình yêu bền chặt.

Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Chùa Đồng – Quần thể danh thắng Núi Yên Tử

Núi Yên Tử là môt dải núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc xã Thượng Yên Công – Uông Bí, Quảng Ninh. Quần thể danh thắng núi Yên Tử cao 1068m so với mực nước biển, với khoảng 6000m đường bộ, trải qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi để đến với chùa Đồng. 

Chùa Đồng mới được các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện dựa theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh), nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, như bong sen đang nở vươn lên, như một ngôi chùa gỗ, sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử. Hai bên chùa có giá treo chuông, khánh. Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa. Từ lâu, chùa Đồng không chỉ mang ý nghĩa về kiến trúc mà xét trên phương diện tín ngưỡng lâu đời, nó còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Chùa Đồng Yên Tử đặc biệt hơn các công trình đúc kim loại khác trên thế giới, kể cả về kiến trúc cũng như điêu khắc mỹ thuật. Mang vẻ đẹp vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại, bay bổng và niềm tự hào của người dân Quảng Ninh, người dân Việt Nam.

Tương truyền rằng, nếu thành tâm hướng Phật, hành thiện tích đức leo bộ lên Chùa Đồng ba năm liên tiếp thì cầu được ước thấy, mong muốn thành sự thật. Thế nên có rất nhiều bạn trẻ đổ về Yên Tử mỗi năm để leo núi, vãn cảnh chùa, cầu cho nhân duyên bền chặt, cầu tình yêu viên mãn, hạnh phúc.

Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. 

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ, một trong những đại diện hộ Mẫu ở nước ta và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Chính vì điều này mà ngày nay người ta đi Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu tài lộc mà còn để cầu duyên. Đến phủ Tây Hồ những ngày cuối năm bạn sẽ bắt gặp không ít những bạn gái, bạn trai lững thững đi một mình đầy tâm trạng.

Đến Phủ Tây Hồ các bạn trẻ đều muốn cầu cho mình một nhân duyên trọn vẹn. Những bạn trẻ đến chùa thì nhiều duyên, cứ thành tâm thì cái duyên sẽ đến là câu nói mà người dân ở đây truyền tai nhau, bảo nhau thành tâm đến Phủ chiêm bái.

Địa chỉ: Đặng Thai Mai, Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Be the first to post a comment.

Add a comment